Tinh dầu tràm trà có trị mụn được không?
Ngoài các thành phần trị mụn như benzoyl peroxide và BHA (axit salicylic) đã được nghiên cứu chứng minh, có một số thành phần tự nhiên khác được đồn giúp chống lại mụn trứng cá, trong đó tinh dầu tràm trà là phổ biến nhất. Câu hỏi đặt ra là tinh dầu tràm có trị mụn được không và liệu cách trị mụn bằng tinh dầu tràm trà có đáng để thử hay không? Sự thật là gì?
Cùng theo dõi nhé!
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây trà. Mùi hương thảo dược, hơi giống thuốc nó bao gồm sự pha trộn của hơn 100 hợp chất! Một số hợp chất này được cho là có tác dụng làm dịu các yếu tố trên da góp phần ngăn ngừa hình thành mụn trứng cá.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng tinh dầu trà với nồng độ 5% có thể làm giảm số lượng mụn sần và mụn mủ — cả hai loại mụn mà những người bị mụn trứng cá thường gặp phải. Nhưng bạn cần sử dụng với nồng độ phù hợp nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ, khiến tình trạng da ngày càng trầm trọng hơn.
Nồng độ là điều nhất định phải lưu ý, nồng độ cao nhất của dầu cây trà mà chúng tôi từng thấy trong một sản phẩm mỹ phẩm là dưới 0.5%, thấp hơn nhiều so với những gì nghiên cứu đã chỉ ra là cần thiết để mang lại lợi ích trên da.
Tinh dầu tràm trà được tìm thấy trong các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe thường dán nhãn “100% dầu cây trà” nhưng thực tế tinh dầu tràm trong sản phẩm đó có nồng độ 3% được pha loãng với dầu vận chuyển, nồng độ này vẫn chưa đủ mạnh để giúp chống lại mụn trứng cá.
Và khi bạn tìm thấy một nồng độ đủ mạnh của tinh dầu trà để giúp trị mụn thì tác dụng phụ của nó có thể gây ra phản ứng nhạy cảm trên da, khiến da bị khô, ngứa, châm chích, kích ứng, nổi mẩn đỏ và nặng hơn là gây lú lẫn, thậm chí hôn mê. Trong số 100 hợp chất có trong dầu cây trà có các thành phần hương thơm như limonene, linalool và eucalyptol, tất cả đều được cho là nguyên nhân gây ra các phản ứng, tác dụng phụ của tinh dầu cây trà.
Nghiên cứu đã không chỉ ra được tinh dầu cây trà có khả năng trị mụn tốt hơn sản phẩm benzoyl peroxide 5%. Và tác dụng của dầu tràm trà với da mặt cũng không tốt hơn kết quả có được từ sản phẩm loại bỏ tế bào chết 2% BHA.
Đặc biệt, Benzoyl peroxide và BHA là những hoạt chất trị mụn được FDA Hoa Kỳ chấp thuận còn tinh dầu cây trà thì không. Đây là một lưu ý nhất định phải nhớ.
Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn: Tại sao phải mạo hiểm trị mụn bằng tinh dầu tràm trà khi các sản phẩm trị mụn không kê đơn (và nhiều thuốc kê đơn) khác có thể hoạt động tốt hơn và an toàn hơn?
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà trị mụn
Nếu bạn vẫn muốn dùng tinh dầu tràm trà trị mụn thì chúng tôi vẫn có hướng dẫn dành cho bạn. Chúng tôi hiểu rõ tác động của nó nên muốn khuyên bạn hãy thận trọng và ngừng sử dụng nếu thấy có dấu hiệu kích ứng.
Đây là cách sử dụng tinh dầu tràm trà trị mụn:
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da dễ nổi mụn.
- Áp dụng phương pháp điều trị mụn trứng cá.
- Dùng tăm bông lấy tinh dầu cây tràm trà ra và chấm trực tiếp lên nốt mụn.
- Ngoài ra, bạn có thể trộn 5 – 6 giọt tinh dầu tràm cùng với một loại kem dưỡng ẩm nhẹ cho da mặt sau đó thoa lên toàn bộ khuôn mặt.
- Không thoa sản phẩm benzoyl peroxide cho đến khi bạn biết da của bạn phản ứng như thế nào với tinh dầu tràm.
Và với bất kỳ quy trình chăm sóc da nào, hãy bảo vệ da mỗi sáng bằng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu 30.